*Các thì (temps) và các từ chỉ thời gian không thay đổi.
1. Câu thường :
- Ví dụ 1 : Le professeur dit à ses élèves : "Je vais vous donner des exercices, vous les notez dans votre cahier." (Thầy giáo nói với học sinh của ông : "Tôi sẽ cho các bạn bài tập, các bạn hãy ghi bài tập vào vở)
=> Le professeur dit à ses élèves qu’il va leur donner un exercice, qu’ils le notent dans leur cahier. (Thầy giáo nói với học sinh của ông rằng ông ấy sẽ cho chúng nó bài tập, chúng nó hãy ghi bài tập vào vở.)
Ví dụ trên ta thấy sau khi chuyển từ câu nói trực tiếp (câu đặt trong ngoặc kép) sang câu nói gián tiếp sẽ có một số thay đổi :
+ Về ngôi trong câu : Ngôi trong câu sẽ thay đổi để phù hợp với ngôi trong câu dẫn nhập.
+ Khi bỏ ngoặc kép thì đối với câu thường như thế này ta phải thêm « que » trước câu trần thuật.
- Ví dụ 2 : Le professeur nous dit : « Vous devez bien faire vos exercices ». (Thầy giáo nói với chúng tôi : « Các bạn phải làm tốt bài tập của mình ».)
=> Le professeur nous dit que nous devons bien faire nos exercices. (Thầy giáo nói với chúng tôi rằng chúng tôi phải làm tốt bài tập của mình.)
2. Câu mệnh lệnh
- Ví dụ 1 : Le professeur dit aux élèves : « Faites vos exercice ! » (Thầy giáo nói với học sinh : « Hãy làm bài tập của các em đi ! »)
=> Le professeur dit aux élèves de faire leurs exercices. (Thầy giáo nói với học sinh là hãy làm bài tập của chúng đi.)
Ví dụ trên ta thấy sau khi chuyển từ câu nói trực tiếp (câu đặt trong ngoặc kép) sang câu nói gián tiếp sẽ có một số thay đổi :
+ Ngôi thay đổi.
+ Khi bỏ ngoặc kép thì đối với câu tường thuật lại một mệnh lệnh thì ta phải thêm de + nguyên mẫu của động từ chính trong câu.
- Ví dụ 2 : Ma mère me dit : « Lève-toi ! »
=> Ma mère me dit de me lever.
3. Câu hỏi để trả lời Oui/Non
- Ví dụ 1 : Mon ami me demande : « Tu vas à l’école ? » (Bạn tôi hỏi tôi : « Cậu đến trường chưa ? »)
=> Mon amie me demande si je vais à l’école. (Bạn tôi hỏi tôi rằng tôi đến trường chưa.)
Tương tự như các câu hỏi có chứa « Est-ce que » hoặc đảo ngữ đều là những hình thức của câu hỏi đề trả lời Oui/Non :
Mon ami me demande : « Est-ce que tu vas à l’école ? »
Mon ami me demande : « Vas-tu à l’école ? »
Khi chuyền các câu dạng này thì sau khi bỏ ngoặc kép, chúng ta sẽ thêm « si » cào trước câu tường thuật.
4. Câu hỏi : Qui est-ce qui ?/ Qui ?
Qui est-ce que ?/ Qui ?
=> Thêm vào trước câu tường thuật gián tiếp chữ « qui »
- Ví dụ 1 : L’enfant demande à sa mère : « Qui est-ce qui m’a donné ce ballon ? /Qui m’a donné ce ballon ? » (Đứa con hỏi mẹ : « Ai cho con quả banh này vậy ? »)
=> L’enfant demande à sa mère qui m’a donné ce ballon.
- Ví dụ 2 : Mon ami me demande : « Qui est-ce que tu cherches ?/Qui cherches-tu ? » (Bạn tôi hỏi tôi : « Cậu đang tìm ai vậy ? »)
=> Mon ami me demande qui je cherche. (Bạn tôi hỏi tôi là tôi đang tìm ai.)
• Lưu ý : Các câu có bổ ngữ gián tiếp (kèm giới từ), chúng ta giữ nguyên giới từ : à qui, chez qui, de qui,… và nếu có est-ce que hoặc đảo ngữ trong câu thì ta bỏ est-ce que hoặc bỏ đảo ngữ.
Ví dụ : Mon père me demande : « Chez qui est-ce que tu travailles ?/ Chez qui travailles-tu ? » (Bố tôi hỏi tôi : « Con làm việc ở nhà ai ? ».)
=> Mon père me demande chez qui je travaille. (Bố tôi hỏi tôi là tôi làm việc ở nhà ai.
5. Câu hỏi : Qu’est-ce qui = Ce qui ; Qu’est-ce que = ce que ; Que = ce que
- Ví dụ 1: Le professeur demande aux élèves : « Qu’est-ce qui s’est passé ? » (Thầy giáo hỏi học sinh : « Chuyện gì đã xảy ra vậy ? »)
=> Le professeur demande aux élèves ce qui s’est passé.
- Ví dụ 2 : L’enfant me demande : « Qu’est-ce que vous faites ?/Que faites-vous ? » (Đứa trẻ hỏi tôi : « Anh đang làm gì thế ? »)
=> L’enfant me demande ce que je fais. (đứa trẻ hói tôi rằng tôi đang làm gì thế.)
HỌC GIA SƯ TIẾNG PHÁP TẠI NHÀ LIÊN HỆ: 090 333 1985 - 09 87 87 0217 CÔ MƯỢT
WEB: www.giasutiengphap.net
Đc: C7b/137 đường Phạm Hùng, Bình Hưng, Bình Chánh, Gần Q.8
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com
Yahoo:muot0575
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.