Khi học tiếng Pháp người học thường gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu, nhất là tâm
thế chưa quen với môi trường học, để cải thiện không phải là việc khó, chỉ cần
quan tâm đến những đặc điểm sau.
Học một ngoại
ngữ hoàn toàn mới không hề đơn giản, nhưng sẽ quen dần nếu như bạn nỗ lực, bởi
vì khi học bạn sẽ kinh nghiệm từ những lỗi sai và hiểu rõ hơn về bản thân trong
quá trình học. Hoặc có thể rút ngắn đáng kể thời gian của mình thông qua việc học
kinh nghiệm từ những người đi trước.
Bài viết này
chỉ ra những sai phạm phổ biến mà đa số những người học ngoại ngữ nói chung và học tiếng Pháp nói riêng hay mắc phải. Nếu khắc phục được bạn sẽ tiến bộ nhanh
chóng.
Xem việc học tiếng Pháp là sự ép buộc,
cứng nhắc
Phần lớn người
học xem việc học tiếng Pháp như một sự ép buộc, không thể nới lỏng, điều này thể
hiện về quyết tâm của người học, tuy nhiên thay vì phải chịu nặng nề gò ép thì
các bạn hãy xem việc học tiếng Pháp của mình như một quá trình tìm hiểu thú vị,
khát khao khám phá và học hỏi, từ đó mà chinh phục được mục tiêu cá nhân và mở
ra một thế giới mới vô vàn cơ hội.
Đừng cố bám
lấy giáo trình một cách cứng nhắc, hãy học ở mọi nơi, giáo trình chỉ cung cấp
cho bạn những sườn khung nhất định, giúp cho việc học tiếng Pháp luôn giữ ở vị
trí thăng bằng hướng về phía trước.
Do phải cố gắng
thúc ép bản thân mình học nên việc học tiếng Pháp của bạn sẽ trở nên nặng nề,
hãy nhớ những gì bạn làm được với tiếng Việt thì cũng nên làm với tiếng Pháp,
xem nó như một người bạn đi cùng với mình trên một chặn đường dài, ví dụ, thay
vì nghe nhạc Việt bạn nên nghe nhạc Pháp, đọc sách tiếng Việt thì bây giờ đọc
sách tiếng Pháp, nói chuyện suy nghĩ bằng tiếng Việt thì bây giờ nên suy nghĩ bằng
tiếng Pháp…ban đầu có thể cảm thấy xa lạ nhưng dần sẽ quen. Nếu làm được điều
đó hằng ngày thì vốn tiếng Pháp và khả năng giao tiếp của bạn sẽ tiến bộ một
cách nhanh chóng.
Đừng chỉ sử dụng duy nhất một phương
pháp học
Phương pháp
học là cách thức mà người học áp dụng để học và tiếp thu được kiến thức. Trong
việc học tiếng Pháp cũng như những ngoại ngữ khác phương pháp học nên đa dạng.
Có người chỉ dùng một phương pháp duy nhất là dựa hoàn toàn vào giáo trình, có
người chỉ học khi có người cùng học, có người chỉ học nghe duy nhất về những mảng
đối thoại, hay chỉ viết khi đang ở nhà. Phương pháp học ngoại ngữ nên thay đổi
cho phù hợp với từng giai đoạn. Nếu không có sự thay đổi người học rất nhanh
rơi vào sự chán nản. Đôi khi lại từ bỏ.
Hãy chắc chắn
rằng bạn có thể đa dạng hóa các phương pháp học và phát triển theo thói quen học
ngoại ngữ từ nhiều khía cạnh khác nhau. Hãy cố gắng thử ít nhất 2 phương pháp
mà bạn cảm thấy phù hợp nhất.
Nếu như bạn
mạnh ở phương diện nào thì phương pháp nên nhấn mạnh ở phương diện đó. Vi dụ
như: bạn cảm thấy kỹ năng nghe tiếng Pháp của mình có sự tiến bộ khá nhanh khi
học theo phương pháp vừa nghe vừa ghi lại, nhằm nghe được mọi thứ, thì bạn nên
duy trì, nhưng nếu như bạn cảm thấy điều đó là gánh nặng thì nên thay đổi sang
phương pháp khác ví dụ như: chỉ nghe từ khóa để hiểu nội dung chính là đủ.
Phương pháp
học còn liên quan đến mục tiêu học. Nếu như người học xác định ban đầu học để
thi trong khoảng thời gian nhất định thì nên học một cách chuyên sâu, nỗ lực và
trung thành với phương pháp mình cảm thấy tiến bộ nhất (lưu ý tiến bộ nhất
không có nghĩa là phải thoải mái, đôi khi bạn phải đặt mình vào tâm thế có áp lực
để thực hiện tốt hơn).
Sự khởi đầu vượt quá kì vọng
Khi làm việc
gì người thực hiện đều có tâm lí mong chờ thành quả cao hơn mong đợi, việc quá
hào hứng khi mới bắt đầu trong một khoảng thời gian ngắn có thể làm tiêu hao
nhiều năng lượng của bạn về sau. Khi tiếp xúc với một thứ ngoại ngữ mới ai cũng
cảm thấy phấn khích, tìm tòi, muốn học tất cả tài liệu liên quan đến kiến thức
xa lạ ấy. Và thế là thời gian dành cho môn học quá dài, đó là khi bạn đang vô
tình đốt cháy năng lượng của mình quá nhiều trong lúc khởi động. Nếu cố sức chạy
quá nhanh vào lúc đầu thì lúc sau không còn năng lượng để chạy tiếp.
Cách tốt nhất
nên làm là đối diện với một thứ ngôn ngữ mới (tiếng Pháp) một cách tự nhiên nhất,
bình tĩnh nhất, nên dàn trải và sắp xếp thời gian một cách vừa phải, linh hoạt,
không “nâng niu” hay dành thời gian liên tục cho việc học tiếng Pháp quá mức. Nếu
như mới học tiếng Pháp bạn nên chia nhỏ thời gian học ra, thời gian nào để học
từ vựng (nên dành nhiều thời gian cho việc này bởi vì từ vựng trong tiếng Pháp
rất nhiều và đa dạng), thứ hai nên dành thời gian học ngữ pháp (tuy nhiên ngữ
Pháp tiếng Pháp nên học một cách từ tốn, bởi vì đây là thứ ngôn ngữ mà mưa dầm
thấm lâu, không thể học trong một tháng, hai tháng được.). Về kỹ năng nghe
không nhất định phải có thời gian rõ ràng, hãy nghe những lúc rảnh rỗi (trừ khi
bạn sắp đi thi phải làm bài test thường xuyên).
Không tập nói thường xuyên
Có nhiều bạn
mới bắt đầu học tiếng Pháp thường hay quên mất kỹ năng nói, đây là kỹ năng thực
tế và dễ dàng thực hiện nhất, nên kết hợp nó trong 3 kỹ năng còn lại. Học tiếng
Pháp mà không nói cũng giống như học lí thuyết mà không thực hành. Cho dù kiến
thức của bạn có phong phú thế nào, kỹ năng giao tiếp của bạn chỉ thực sự được cải
thiện khi bạn luyện tập.
Nhìn mặt chữ
không giúp bạn nói tốt, nghe nhiều không giúp bạn nói tốt, đọc sách nhiều không
giúp bạn nói tốt, chỉ có tập nói mới có thể giúp bạn nói tốt. Khi nghe xong nên
đọc lại để xem giọng mình có chuẩn giống với người ta không, có nhanh như họ
không, khi đọc đừng đọc bằng mắt hãy đọc to lên theo giọng của mình đó là cách
để mình tự nghe được giọng của mình có đúng hay không.
Bản thân mỗi
người học tiếng Pháp nên là người thầy của chính mình phải kiểm tra và nghiêm
khắc với chính bản thân mình như vậy mới tiến bộ được.
Không luyện tập nghe thường xuyên
Cũng giống
như nói thời gian đầu người học chỉ chăm chú học lí thuyết và quên mất phần
nghe, nghe không thường xuyên bạn không đọc đúng được và ngược lại khi đã đọc
không đúng thì không nghe được (vì khi người bản xứ đọc mình nghe không giống với
chữ mình học thế là nghe sai). Vì thế việc nghe ngoại ngữ là việc cực kì quan
trọng.
Nghe từ nhiều
bài khác nhau từ nhiều dạng khác nhau từ audio đọc đến các video tin tức, bài
giảng có phụ đề, hay những bài hát (các bạn lưu ý nên nghe những gì có phụ đề
tiếng Pháp để mình biết và kiểm tra được từ ngữ).
Bắt chước là
cách giúp chúng ta học ngoại ngữ tốt học ngôn ngữ là lắng nghe họ nói ngôn ngữ
đó.
Ban đầu người
học sẽ cảm thấy rất khó khăn khi phải nghe một thứ ngôn ngữ hoàn toàn mới, lúc
đầu có thể không nghe được gì, nhất là với tiếng Pháp, học đọc rất nhanh và thường
xuyên nuốt chữ. Mưa dầm thấm lâu không có gì là nản lòng cả.
Trung tâm Gia sư Tài Năng Trẻ với đội ngũ gia sư tiếng Pháp được đào tạo từ các trường trong và ngoài nước sẽ là những người hướng dẫn hỗ trợ cho các bạn học viên có nhu cầu học tiếng Pháp tại nhà, giúp các bạn học viên nắm kiến thức vững vàng về môn ngoại ngữ tiếng Pháp nhằm giúp các bạn phục vụ cho công việc tốt hơn đối các bạn đi làm và giúp các em học sinh ngày càng học tốt môn tiếng Pháp. Quý học viên có nhu cầu cần tìm gia sư dạy tiếng Pháp tại nhà vui lòng liên hệ với chúng tôi
TRUNG TÂM GIA SƯ TÀI NĂNG TRẺ
Hotline: 090 333 1985 – 09 87 87 0217 (Cô Mượt)
Website: http://www.giasutiengphap.net
Email: giasutainangtre.vn@gmail.com – info@giasutainangtre.vn
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.